Lập trình tương lai
Với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình minh bạch, theo dõi vận chuyển thời gian thực, rút ngắn thời gian phản hồi và kiểm soát chính xác chuỗi cung ứng trên khắp các quốc gia và lục địa, số hóa giúp nâng tầm các dịch vụ hậu cần của DACHSER lên một cấp độ mới. Điều đó có ý nghĩa như thế nào với mạng lưới DACHSER? Và CNTT đem lại những lợi ích có thể định lượng nào cho khách hàng? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi đã dành cho CEO của DACHSER Burkhard Eling và COO Stefan Hohm.
Thế giới công việc và cuộc sống hàng ngày đang ngày càng được số hóa mạnh mẽ hơn. Vậy ở DACHSER thì sao?
Stefan Hohm: Trong quá trình chuyển đổi số, về cơ bản, chúng ta tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm. Đầu tiên, quá trình số hóa nhất quán nhưng luôn thiết thực của các quy trình kinh doanh và sự phát triển hay cung cấp các công cụ và giải pháp đem đến giá trị gia tăng hữu hình cho khách hàng, nhân viên và đối tác. Thứ hai, sự hiện đại hóa không ngừng các hệ thống cốt lõi cho vận chuyển và kho bãi. Tại đây, bộ phận CNTT đóng vai trò là nhạc trưởng, vì nhiệm vụ này đòi hỏi phải liên tục tích hợp các hệ thống của bên thứ ba một cách bảo mật. Thứ ba, đào tạo nhân viên về hành trình này và tạo ra "tư duy số” là vô cùng quan trọng, tức là phải xây dựng văn hóa kỹ thuật số tích cực trong công ty. Chúng tôi đang rất nỗ lực thực hiện cả ba yếu tố cốt lõi trong chuyển đổi số và không ngừng nhận được một vài kết quả tích cực.
Burkhard Eling: Cả ba lĩnh vực chuyển đổi số này đều cho thấy rõ ràng rằng với một công ty đa tầng như DACHSER, chúng ta cần nghĩ xa hơn, chứ không chỉ là các vấn đề công nghệ. Chỉ thay đổi các quy trình và hệ thống là chưa đủ; chúng ta còn phải xem xét lại cách chúng ta tư duy, cách chúng ta làm việc nhóm, và cách chúng ta có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội và tiềm năng của kỹ thuật số trong công việc hàng ngày để đem lại lợi ích cho công ty cũng như khách hàng của mình.
Nhưng số hóa không hẳn là lĩnh vực chưa được khai phá tại DACHSER. Công ty dự định xây dựng những nền tảng nào ở đó?
B. Eling: DACHSER đã hiểu rõ tiềm năng của các hệ thống cũng như sự trao đổi dữ liệu minh bạch tại thời điểm khi những công ty khác trong ngành vẫn chỉ biết đến analog (tương tự). Do đó, trong nhiều năm, chúng ta đã có thể tận dụng các tài nguyên nội bộ để phát triển những hệ thống và phần mềm phù hợp hoàn hảo với nhu cầu của khách hàng cũng như mạng lưới DACHSER.
S. Hohm: Điều này đã giúp chúng ta đạt được sự xuất sắc trong các quy trình, trong triển khai hoạt động và trong toàn bộ thế giới thông tin, hay còn gọi là Hậu cần điện tử, ở giai đoạn rất sớm. Bây giờ, chúng ta có nền móng vững chắc để phát triển. Và còn rất nhiều dự định ở phía trước. Ví dụ: chúng ta sẽ nỗ lực phát triển luồng dữ liệu đầu cuối hoàn chỉnh, đặc biệt là đối với những hình thức vận chuyển đa phương thức liên lục địa. Vẫn còn quá nhiều quy trình sư dụng tài liệu dạng giấy tờ và cấp độ tự động hóa trong các cơ sở hậu cần và quy trình thường khá thấp. Đó là lý do tại sao các công việc thủ công, lặp lại vẫn khá phổ biến.
B. Eling: Cùng lúc đó, yêu cầu về sự minh bạch và khả năng thích ứng cũng như khả năng sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm một cách hiệu quả và bền vững ngày càng tăng. Do vậy, chúng ta cần suy nghĩ và hành động theo hướng số hóa nhiều hơn trong mọi lĩnh vực.
Các khủng hoảng gần đây đã tác động như thế nào đến chiến lược số hóa của DACHSER?
B. Eling: Chắc chắn rằng chúng đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của số hóa. Thông tin về hình hình hiện tại và các sự cố bất thường trong mạng lưới càng chi tiết, phản ứng của chúng ta càng chính xác và nhanh hơn. Xác định các điểm yếu từ sớm và tìm kiếm giải pháp - đó là điều mà khách hàng mong đợi ở DACHSER trong những thời khắc khó khăn này.
S. Hohm: Với nhiều khách hàng, câu hỏi khiến họ trăn trở nhất là: Làm thế nào để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn? Bên cạnh việc xây dựng hoạt động quản lý tồn kho minh bạch hơn trong các kho bãi, công nghệ số còn đóng một vai trò quan trọng: khi xảy ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, sự minh bạch tốt hơn và thông tin nhanh chóng và chính xác hơn sẽ giúp rút ngắn thời gian phản hồi. Khách hàng trong các lĩnh vực nhà cửa và vườn tược, mỹ phẩm và thời trang hiện nỗ lực xây dựng các khái niệm bán hàng đa kênh có nhu cầu rất cao về năng lực CNTT của đối tác hậu cần của họ. Chúng tôi cũng nhận thấy có sự quan tâm lớn đối với năng lực vận chuyển không phát thải tới các cửa hàng ở những địa điểm trung tâm trong khái niệm Vận chuyển Không phát thải của DACHSER.
B. Eling: Chúng ta đã khởi động các dự án nghiên cứu về những chủ đề nhất định, như AI hoặc sinh đôi kỹ thuật số tại Phòng nghiên cứu Tập đoàn DACHSER của chúng ta với sự hợp tác của Fraunhofer IML. Chúng ta cũng đã thiết lập Trung tâm Năng lực Học máy và Khoa học Dữ liệu riêng trong nội bộ công ty, và đơn vị này đã triển khai một số thuật toán vào hoạt động thực tế - gần đây nhất là phân loại địa chỉ vận chuyển B2C bằng máy.
Burkhard Eling là CEO tại DACHSER. Stefan Hohm là CDO tại DACHSER.
Càng tiếp xúc nhiều với thế giới số, câu hỏi về an ninh mạng càng trở nên cấp thiết. Vậy ở DACHSER thì sao?
B. Eling: Trong những năm gần đây, số vụ tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng, vậy nên khả năng bảo mật của phần mềm của chúng ta và của hạ tầng kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu. Với chứng nhận ISO 27001 và thiết lập CNTT của chúng ta, các cố vấn từ Gartner đã xác nhận rằng chúng ta có ưu thế nhất định so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng chúng ta không bao giờ được phép tự mãn và phải cân nhắc mọi rủi ro một cách thận trọng.
S. Hohm: Chúng ta sẽ chuyển đổi cấu trúc phần cứng và phần mềm trung tâm trong CNTT - đặc biệt chú ý với vấn đề bảo mật - để tăng mức độ khả dụng của chúng trong khi bảo đảm tính linh hoạt cao hơn và bảo vệ khả năng nâng cấp các ứng dụng của chúng ta tốt hơn.
Điểm đến trong hành trình số của DACHSER là gì?
B. Eling: Số hóa đóng vai trò quan trọng nếu chúng ta muốn hoàn thành sứ mệnh của mình trong tương lai. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sự minh mạch và tính khả dụng, chúng ta phải phát triển các ứng dụng Hậu cần điện tử cho quy trình đặt hàng và theo dõi vận chuyển và tích hợp chúng vào nền tảng khách hàng kỹ thuật số tích hợp. Những phản hồi ban đầu từ khách hàng thử nghiệm cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng, cho dù chỉ mới bắt đầu.
S. Hohm: Một động thái tiên phong khác là vào năm ngoái, chúng ta đã mua lại kasasi, một nhà cung cấp phần mềm hậu cần được thành lập từ năm 2009. Công ty này phát triển các sản phẩm phần mềm sáng tạo giúp tối ưu hóa và minh bạch hóa các quy trình vận chuyển đường bộ, đường sắt và đường biển. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể cung cấp cho nhân viên trong bộ phận kế hoạch cũng như khách hàng giá trị gia tăng về kỹ thuật số cho hoạt động lập kế hoạch vận chuyển, theo dõi vận chuyển và kiểm soát vận chuyển. Ví dụ: chúng ta có thể lấy dữ liệu viễn thông từ hơn 8500 container rời và 5000 xe kéo, kết hợp nó với dữ liệu lập kế hoạch và vận chuyển từ hệ thống quản lý vận chuyển trung tâm của chúng ta, Domino, sau đó phân tích và lập cấu trúc dữ liệu một cách rõ ràng.
Mục tiêu cụ thể của DACHSER là gì khi theo đuổi số hóa?
B. Eling: Mục tiêu cho đến năm 2030 đặt ra lộ trình phát triển cho chúng ta: chúng ta muốn các khách hàng và đối tác của mình nhận thức được rằng chúng ta là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần số hóa bậc nhất, là đơn vị tiên phong về sáng tạo trong mọi lĩnh vực, và đồng thời vẫn là công ty bảo đảm những tiêu chuẩn cao về chất lượng. Là một nhà cung cấp hậu cần toàn cầu, chúng ta có thể lập bản đồ các hoạt động vận chuyển từ cửa-đến-cửa trong mọi phương thức vận chuyển trong một hệ thống duy nhất và luôn đạt được sự minh bạch 100% về mọi tình huống trong hệ thống của chúng ta.
S. Hohm: Nếu khách hàng của chúng ta nói “tôi muốn làm việc với DACHSER vì họ là lựa chọn chuyên nghiệp nhất, thuận tiện nhất và ổn định nhất”, vậy tức là chúng ta đã đưa ra rất nhiều quyết định đúng đắn. Và đó chính xác là mục tiêu của chúng ta.
Cảm ơn các ngài rất nhiều vì cuộc phỏng vấn thú vị này.